Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và được nộp vào ngân sách Nhà nước. Bên cạnh việc lập báo cáo tài chính, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế như kê khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng đúng hạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì việc nộp thuế giá trị gia tăng sẽ được gia hạn. Vậy doanh nghiệp sẽ được gia hạn nộp thuế GTGT trong trường hợp nào? Hồ sơ cần thiết để chuẩn bị cho việc gia hạn là gì? Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
Các trường hợp được xem xét gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng
Doanh nghiệp bị thiệt hại vật chất: Ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh do gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ. Thiệt hại vật chất là những tổn thất về tài sản của người nộp thuế tính được bằng tiền như máy móc, thiết bị, phương tiện, vật tư, hàng hóa, nhà xưởng, trụ sở làm việc, các giấy tờ có giá trị.
Tai nạn bất ngờ là điều không may xảy ra, ngoài ý muốn của người nộp thuế do tác nhân bên ngoài gây ra, làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp, không phải nguyên nhân từ hành vi vi phạm pháp luật. Bao gồm: Tai nạn giao thông; tai nạn lao động; mắc bệnh hiểm nghèo; bị dịch bệnh truyền nhiễm vào thời gian, vùng mà có cơ quan thẩm quyền đã công bố có dịch bệnh truyền nhiễm; các trường hợp bất khả kháng khác.
Ngừng hoạt động do di dời cơ sở sản xuất: Có hiệu lực khi doanh nghiệp di dời theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm gián đoạn quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Không có khả năng nộp thuế đúng hạn do gặp khó khăn đặc biệt khác như: ngành nghề kinh doanh chính mà DN đang hoạt động bị cấm hoặc bị ngừng, tạm thời ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không bao gồm trường hợp bị cấm hoặc ngừng, tạm thời ngừng kinh doanh do vi phạm pháp luật); đối tác hủy hoặc không thanh toán đúng hạn theo hợp đồng đã ký kết làm kết quả sản xuất, kinh doanh của DN bị lỗ do đối tác thuộc một trong các trường hợp sau: Phá sản; Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị đột tử; Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp hoặc chủ hộ kinh doanh bị mất tích.
Điều kiện chuyển đổi hóa đơn thường sang áp dụng hóa đơn điện tử
Các trường hợp cá nhân, DN không phải quyết toán thuế TNCN
Để được gia hạn nộp thuế theo quy định tại Thông tư 156/2013/TT-BTC, doanh nghiệp phải lập và gửi hồ sơ đề nghị gia hạn tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị gia hạn của DN theo mẫu số 01/GHAN ban hành kèm theo thông tư này;
– Biên bản kiểm kê, đánh giá giá trị vật chất thiệt hại do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;
– Xác nhận về việc DN có thiệt hại tại nơi xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và thời gian xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ của một trong các cơ quan, tổ chức: cơ quan công an; UBND cấp xã, phường; Ban quản lý Khu công nghiệp; Khu chế xuất, khu kinh tế nơi xảy ra thiệt hại.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường; hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường. Đối với người nộp thuế là pháp nhân, các tài liệu phải là bản chính hoặc bản sao có chữ ký của người đại diện theo pháp luật, có dấu của đơn vị.
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc di dời cơ sở sản xuất, kinh doanh; Đề án di dời, kế hoạch và tiến độ thực hiện di dời.
– Tài liệu chứng minh người nộp thuế ngừng hoạt động kinh doanh (trong đó nêu rõ thời điểm bắt đầu ngừng sản xuất, chi phí di dời, thiệt hại do di dời, ngừng sản xuất kinh doanh gây ra)…