
Nếu như đối với bảo hiểm xã hội, người lao động có thể tìm hiểu các thông tin liên quan qua việc tra cứu số sổ BHXH, tra cứu quá trình tham gia Bảo hiểm xã hội… để biết được các thông tin cần thiết cho lợi ích bản thân. Vậy còn đối với bảo hiểm thất nghiệp – một trong các chính sách an sinh quan trọng của BHXH. Người lao động nên biết các thông tin gì trước khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp để đảm bảo các quyền lợi cũng như thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình?
1. Thông tin về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo điều 45, Luật Việc Làm 2013:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Còn Theo nghị định 28/2015/NĐ-CP, thì:
– Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Như vậy để biết được mình sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian bao nhiêu lâu, người lao động cần biết các thông tin về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bản thân; Qua đó có kế hoạch về tài chính và việc làm trong thời gian gần tránh ảnh hưởng đến cuộc sống bản thân
2. Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp cho Trung tâm dịch vụ việc làm, nếu người lao động vẫn chưa tìm được việc làm thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ thực hiện việc xác nhận giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động
– Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ ra quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp kèm theo sổ bảo hiểm xã hội có dấu xác nhận trả cho người lao động
– Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
3. Có được nhờ người khác nhận hộ tiền trợ cấp thất nghiệp
Theo khoản 8 Điều 1 Nghị định 61 quy định như sau: Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Có thể thấy, pháp luật hiện hành chỉ đề cập tới việc nhờ người khác nhận hộ quyết định hưởng bảo hiểm thất nghiệp, chứ không đề cập tới việc nhận hộ tiền trợ cấp. Do đó, người lao động phải trực tiếp tới nhận tiền trợ cấp thất nghiệp mà không được nhờ người khác làm việc này.
Trên đây là 3 Thông tin người Lao động cần biết trước khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động cần nắm rõ để đảm bảo các quyền lợi và nghĩa vụ của mình được thực hiện đầy đủ trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Theo dõi thêm bài viết: Best Gaming Laptops To Buy
Nên chọn mua honda air blade 2019 hay 2020?
Đánh giá xe air blade 2019: thông số, kỹ thuật và giá bán xe