
Để theo dõi quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì các mẹ có thể tham khảo bảng đo chiều cao cân nặng của trẻ qua các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra. Từ đó tham khảo và lên chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
1. Những lưu ý khi đo cân nặng của trẻ
“Trẻ sơ sinh” là thuật ngữ dùng để chỉ trẻ em đang cơ thể của trẻ có nhiều biến đổi khi về chiều cao, cân nặng của trẻ có nhiều biến đổi. Các mẹ cũng nên theo dõi 2 chỉ số này để lên thực đơn bổ sung dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện.
Khi đo cân nặng trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác nhất thì hãy thực hiện sau khi bé đã đi đại tiện hoặc tiểu tiện. Khi bạn cân hãy trừ đi trọng lượng của quần áo và tã, thông thường sẽ rơi vào khoảng 200-400 gram.
Để chính xác hơn thì bạn hãy cân quần áo và tã sau khi đã cân cơ thể của bé. Khi cân bạn hãy bỏ áo khoác, giầy dép hoặc những vật dụng có trọng lượng khác.
Với trẻ sơ sinh bạn có thể đặt bé trong thùng giấy để dễ cân dễ dàng và an toàn. Sau đó cân lại thùng giấy và trừ đi trọng lượng là được.
Cân nặng của trẻ sơ sinh trong những tháng đầu có biến chuyển lớn và nó phản ánh về tình trạng sức khỏe của trẻ.
Theo số liệu thống kê của WHO thì trọng lượng trung bình của trẻ sơ sinh sẽ rơi vào khoảng 2,4 -4,2kg.
Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, thì mức trọng lượng sẽ tăng trung bình một tháng ít nhất 600 gram hoặc 125 gram mỗi tuần.
Với các trẻ trên 6 tháng tuổi thì trung bình 1 tháng tăng khoảng 500 gram. Đến 2 tuổi thì cân nặng của trẻ tăng thêm khoảng 2,5-3kg trong 1 năm còn sau 2 tuổi thì trung bình mỗi năm cân nặng của bé chỉ tăng thêm khoảng 2kg cho đến tuổi dậy thì.
Lưu ý: khi bạn cân trọng lượng của trẻ sơ sinh trai mà thấy cân nặng lớn hơn bé gái thì cũng là điều bình thường nên không cần phải quá lo lắng nhé.
2. Những thông tin về chỉ số tăng trưởng chiều cao của trẻ
Bên cạnh cân nặng thì chiều cao của trẻ cũng là yếu tố cần lưu ý. Khi đo chiều cao cho trẻ sơ sinh bạn hãy đặt trẻ trên thảm hoặc đệm sau đó dùng thước dây để đo.
Trung bình, chiều cao của trẻ sơ sinh sẽ rơi vào khoảng 50cm. Vào tháng đầu tiên đến tháng thứ 6, chiều cao của trẻ tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm. Còn từ tháng 7-12 chiều cao tăng khoảng 1,5 cm/ tháng.
Khi bé được 2 thì tốc độ tăng trưởng chiều cao bắt đầu chậm lại, mỗi năm chỉ được 10-12 cm. Còn sau 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm cho đến khi đạt giới hạn.
Nếu chiều cao của bé không đạt như chỉ số trên thì bạn cũng không nên quá lo lắng. Vì chiều cao của trẻ còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, mức độ luyện tập thể dục thể thao…
Để tăng chiều cao của trẻ thì các mẹ hãy bổ sung những thực đơn giàu canxi để kích thích sự phát triển chiều cao lý tưởng nhất. Khi các bé có thể ý thức được hành động thì việc tập luyện thể thao để tăng trưởng chiều cao cũng rất tốt.
Với những chia sẻ về các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ như trên, hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc có thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ nhỏ.
Chúc bạn thành công!